Công nghệ protein

Trong những năm gần đây công nghệ sinh học phát triển như vũ bão, hàng loạt công nghệ mới ra đời như genomics, proteomics…và đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm v.v…đặc biệt là lĩnh vực y-dược học. Giáo trình công nghệ protein được biên soạn trên cơ sở cập nhật những kiến thức hiện đại, những thành tựu mới nhất về proteomics trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thực tiễn trên thế giới và ở Việt nam, nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho các ngành sinh học và cũng là tài liệu tham khảo của những ngành học liên quan khác. Giáo trình biên soạn có 6 chương với hai nội dung chính: - Những kiến thức cơ bản về protein như thành phần, cấu trúc, tính chất hóa -lý, các phương pháp tách, tinh sạch và xác định protein. - Công nghệ sản xuất một số loại protein. Giáo trình biên soạn được phân công cụ thể như sau: Chương 1. Mở đầu Cao Đăng Nguyên Chương 2. Amino acid - đợn vị cấu tạo protein Cao Đăng Nguyên Chương 3. Peptide - cấu trúc và chức năng Cao Đăng Nguyên Chương 4. Cấu trúc và tính chất lý-hoá của protein Cao Đăng Nguyên Chương 5. Các phương pháp chiết rút, tinh sạch Đỗ Quý Hai và xác định protein Chương 6. Công nghệ sản xuất một số protein Cao Đăng Nguyên Giáo trình được xuất bản lần đầu tiên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả xin chân thành cảm ơn và rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để khi tái bản sẽ được hoàn thiện hơn Các tác giả

.1

Chương 1

Mở đầu
I. Khái quát chung về protein
1.1. Những đặc trưng chung của nhóm chất protein Protein được phát hiện lần đầu tiên ở thế kỷ XVIII (1745 bởi Beccari); mới đầu được gọi la allbumin (lòng trắng trứng). Mãi đến năm 1838 , Mulder lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ protein (xuất phát từ chữ Hy lạp proteos nghĩa là “đầu tiên”, “quan trọng nhất”. Biết được tầm quan trọng và nhu cầu xã hội về protein, đến nay nhiều công trình nghiên cứu và sản xuất hợp chất này đã được công bố, đã đem lại nhiều ý nghĩa hết sức to lớn phục vụ cho nhân loại. Vì vậy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vinh dự nhận được giải thưởng Nobel về các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến protein. Như đã biết protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong cơ thể sống. Về mặt số lượng, nó chiếm không dưới 50% trọng lượng khô của tế bào. Về thành phần cấu trúc, protein được tạo thành chủ yếu từ các amino acid qua liên kết peptide. Cho đến nay người ta đã thu được nhiều loại protein ở dạng sạch cao có thể kết tinh được và đã xác định được thành phần các nguyên tố hoá học, thông thường trong cấu trúc của chúng gồm bốn nguyên tố chính là C H O N với tỷ lệ C ≈ 50%, H ≈ 7%, O ≈ 23% và N ≈ 16%. Đặc biệt tỷ l ệ N trong protein khá ổn định. Nhờ tính chất này để định lượng protein theo phương pháp Kjeldahl, người ta tính lượng N rồi nhân với hệ số 6,25. Ngoài ra trong protein còn gặp một số nguyên tố khác như S ≈0-3% và P, Fe, Zn, Cu... Khối lượng phân tử, ký hiệu là Mr (được tính bằng Dalton)* của các loại protein thay đổi trong những giới hạn rất rộng, thông thường từ hàng trăm cho đến hàng triệu. Ví dụ: insulin có khối lượng phân tử bằng 5.733, glutamat-dehydrogengenase trong gan bò có khối lượng phân tử bằng 1.000.000 (bảng 1.1). 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nhóm chất protein Từ lâu, đã biết rằng protein tham gia mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật, từ việc tham gia xây dưng tế bào, mô, đến tham gia hoạt động xúc tác và nhiều chức năng khác v.v...Ngày nay, khi hiểu rõ vai trò to lớn của protein đối với cơ thể sống, người ta càng thấy rõ tính chất duy vật và ý nghĩa của định nghĩa thiên tài của Anghen F. : “sống là phương thức tồn tại của những thể protein”. Với sự phát triển của khoa học, vai trò và ý

.2

nghĩa của protein đối với sự sống càng được khẳng định. Cùng với acid nucleic, protein là cơ sở vật chất của sự sống.

II. Phân loại protein
Protein gồm hàng trăm, hàng ngàn amino acid nối với nhau bằng liên kết peptide tạo nên một hay nhiều chuỗi polypeptide có cấu trúc rất phức tạp. Căn c